Hơn 100.000 Traffic Mỗi Tháng – Chiến Lược SEO Ngành Luật Không Cần Backlink
[CASE STUDY] TỪ 0 – 98 LEADS CHẤT LƯỢNG MỖI THÁNG – HƠN 100.000 TRAFFIC/THÁNG & 0 BACKLINK LĨNH VỰC LUẬT
Chào mọi người, mình là 1 SEOer tại GTV SEO và mình muốn chia sẻ với mọi người quá trình mình thực hiện dự án của GTV trong lĩnh vực Luật, với thành công nổi bật là tăng trưởng từ 3.000 lên > 100.000 traffic/tháng trong vòng 1 năm, đạt Top 3-10 ở 3 bộ keyword Dịch vụ trọng điểm.
Đây là dự án mà mình vô cùng tâm đắc & cũng muốn chia sẻ để truyền thêm động lực cho anh em khi làm ở thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Cũng như giúp cho mọi người hiểu sâu về phương pháp Topical Authority trong ứng dụng thực tiễn sẽ ra sao?
Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng (2 tháng bảo hành)
1. Giới thiệu về dự án
Website Khách hàng về lĩnh vực Luật với phân khúc từ trung bình đến cao và tập trung vào tệp B2B. Website trước đây chưa triển khai bất kỳ chiến dịch SEO nào. Khách hàng mong muốn mở rộng tệp khách hàng và tiếp cận phân khúc mới để tăng cường nhận diện thương hiệu trên Google (GG). Do đó, mục tiêu của chiến lược SEO lần này là tập trung vào các chủ đề chính liên quan đến 3 lĩnh vực hoạt động chính hiện tại của web, bao gồm: Doanh nghiệp đầu tư (DN&ĐT), Giải quyết tranh chấp (GQTC) và Sở hữu trí tuệ (SHTT).
Mục tiêu dự án:
KPI TOP: Cam kết Top 3; Top 5; Top 10 cho 3 bộ từ khóa khác nhau tương ứng với 3 chủ đề trên.
KPI Organic traffic: Cam kết đạt 30.000 traffic/tháng (tức là x10, từ 3.000 traffic khởi đầu khi bắt đầu nhận website).
Chuyển đổi, đem về Lead.
Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng (2 tháng bảo hành)
2. Hiện trạng ban đầu của dự án & các khó khăn
2.1. Hiện trạng dự án
Website xây dựng với 2 ngôn ngữ (Việt – Anh), được xây dựng từ 2016.
Cấu trúc web: Chưa làm rõ cấu trúc Dịch vụ với Blog. Chưa focus vào cụm chủ đề chính.
Giao diện: Chưa tối ưu người dùng về mặc UI, không responsive trên các thiết bị. Chưa có đầy đủ các section thông tin cần thiết để chuẩn SEO giúp GG hiểu rõ định dạng các loại trang & thông tin người dùng cần.
Content: Đã triển khai bài viết Blog khá nhiều (Kho bài viết bao gồm cả Tiếng Anh được dịch sang từ Tiếng Việt). Đa phần là các bài viết chuyên môn ngắn của các Luật Sư.
Chưa có từ khóa nào vào top 100: Website chưa được SEO, chỉ có 1 vài bài content dịch vụ, có backlink (đa phần là profile, social, thông tin Doanh nghiệp, có 1 vài đầu báo vì brand lớn, được hưởng ké 1 chút ở phần này). Nhưng đa phần chưa focus cho 1 topic SEO nào cụ thể.
⇒ Vì đây là Website Khách hàng chưa từng SEO nên team mình phải làm lại “tất cả mọi thứ”.
2.2. Khó khăn
Dự án này thực sự là một thử thách lớn đối với cả bản thân mình và team, vì đây là thị trường cạnh tranh và độ chính xác thông tin rất cao. Dưới đây là một số khó khăn nổi bật mà chúng mình đã gặp phải trong quá trình làm dự án:
Quy trình phối hợp, làm việc: Trong dự án, mình đã đã dành rất nhiều thời gian để tìm cách có thể thuyết phục khách hàng đồng ý với phương án xử lý Audit content của bên mình, bằng cách gần như “training” lại cho khách mọi thứ về quy trình để họ chấp nhận với phương án xử lý (phía dưới sẽ nói kỹ hơn phần này).
→ Và may mắn họ cũng đã đồng ý!
Ngành luật là một lĩnh vực có tính cạnh tranh rất cao, với nhiều công ty luật và luật sư cá nhân đều tập trung vào các từ khóa liên quan đến dịch vụ pháp lý, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên các công cụ tìm kiếm.
Hầu hết các đối thủ đã thực hiện SEO từ lâu và sở hữu lượng thông tin khổng lồ, tiêu biểu như thuvienphapluat, luatvietnam, luatminhkhue, tạo ra thách thức lớn cho các đơn vị mới gia nhập thị trường.
Kiến thức chuyên sâu: Nội dung trong lĩnh vực pháp lý thường “khô khan”, phức tạp và yêu cầu sự chính xác cao. Việc tạo ra nội dung vừa thân thiện với SEO vừa đảm bảo tính chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu pháp lý là một thách thức lớn với team. Với các bộ luật Việt Nam, bọn mình phải mất khá nhiều thời gian đề tìm hiểu về các bộ Luật, hạn chế xảy ra sai sót hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác, thiếu căn cứ.
3. Chiến lược SEO & Kế hoạch triển khai
Chiến lược SEO: Chiến lược của mình và team sẽ ưu tiên SEO trước 2 bộ là SHTT và QGTC vì đây là lĩnh vực cốt lõi của website và mức độ tranh tranh thấp hơn so với bộ DNĐT.
Mình sẽ chia quá trình triển khai theo 4 giai đoạn, tương ứng mỗi quý để mọi người dễ hình dung về công việc & chiến lược như sau:
3.1. Giai đoạn 3 tháng đầu ( Tháng 1 – Tháng 3) – Bắt đầu
Quá trình đầu dự án rất quan trọng, mình đã đặt sự chú trọng vào 4 yếu tố chính: Cấu trúc website, UX-UI, technical, và Entity. Dưới đây là các task được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và phần giải thích cho từng điểm chính:
Cấu trúc Website: Đây là yếu tố “xương sống” của website, cần được xây dựng chuẩn ngay từ ban đầu để tạo nền tảng vững chắc cho toàn bộ dự án. Mình đã lên lại 1 cấu trúc website mới phân tách các cụm Dịch vụ & Cấu trúc Blog cho dự án. [Hình 1]
UX-UI: UX-UI được xây dựng để hỗ trợ và tương thích với cấu trúc web. Đặc biệt, trang chủ cần được tối ưu hóa để Google bot có thể dễ dàng hiểu cấu trúc website, đồng thời giảm độ sâu của các lượt nhấp chuột (click depth).
Audit Technical: Tập trung vào việc kiểm tra và cải thiện các yếu tố kỹ thuật như Robots.txt, Sitemap, kiểm tra lỗi thu thập dữ liệu, thẻ Canonical, tốc độ trang, HTTPS, và nhiều yếu tố khác.
Entity: Bao gồm 2 phần Entity Onsite & Entity Offsite:
Entity Onsite: Tối ưu hóa các trang entity giúp Google hiểu rõ hơn về website. Tạo đội ngũ hơn 20 Author (có thật) cho từng chuyên mục để tăng độ tin cậy và minh bạch.
Entity Offsite: Tạo Social entity cho brand & 5 Luật sư chính. Tạo dụng Google Stack cho brand và 3 bộ GGS cho 3 dịch vụ chính.
Audit Content tổng thể: Mục tiêu loại bỏ những nội dung kém chất lượng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thể website, tối ưu hiệu suất SEO.
Content bản Tiếng VIệt (Tổng index: 751 URL): Giữ lại + update: 266 (SEO); Chuyển draft + (xóa + 301): 188 URL; No index: 298 URL.
Content bản Tiếng Anh: All Blog -> No index + chặn crawl.
Tuy nhiên, dù đang cố gắng đảm bảo tỷ trọng content Chất lượng trên website, nhưng khách hàng vẫn muốn đăng tải bài viết định kỳ lên vì bên họ có đội ngũ Luật sư viết bài hàng tháng.
Lúc này để cân bằng mình deal với KH sẽ vẫn để đội Luật sư viết bài nhưng sẽ tạo riêng 1 chuyên mục cho họ đăng tải & gần như các bài viết này tạm thời sẽ đành chặn bot Google crawl.
3.2. Giai đoạn 3 tháng tiếp theo (Tháng 4 – Tháng 6) – Khó Khăn
Đến giai đoạn này, khó khăn thực sự bắt đầu với team mình. Theo kế hoạch, tháng 4 sẽ là thời điểm live web, nhưng do quá trình làm việc giữa team mình và khách hàng có một số điều chỉnh ở các hạng mục nên đã delay đến cuối tháng 5 mới hoàn thành.
Sau khi live web, hàng loạt lỗi technical bắt đầu phát sinh. Team mình buộc phải thực hiện thêm một đợt Audit nữa để đảm bảo mọi thứ hoàn chỉnh, và đến giai đoạn giữa tháng 6 thì mới có thể hoàn thiện website. Sự chậm trễ này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án và KPI mà team mình đã cam kết với khách hàng.
Song song với việc chỉnh sửa web, team mình cũng bắt tay vào việc viết content và tối ưu Onpage để đăng tải lên website. Đồng thời, chúng mình đã chuẩn bị sẵn nội dung cho cả các topic SEO và Non-SEO, cùng với việc nghiên cứu chiến lược nội dung (Content Strategy) để đảm bảo tiến độ dự án không bị gián đoạn.
Tiếp theo, mình triển khai internal link cuốn chiếu theo kế hoạch, từng URL theo tiến độ content mà team đã đề ra.
⇒ Đến cuối tháng 6, sau khi đã đăng tải toàn bộ nội dung lên website, mình bắt đầu theo dõi thứ hạng của các từ khóa. Kết quả ban đầu khá ổn (những từ khóa dài, ít cạnh tranh) đối với 2 bộ từ khóa liên quan đến Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Giải quyết tranh chấp (GQTC).
Tuy nhiên, bộ từ khóa về Doanh nghiệp & Đầu tư (DNĐT) lại không có tín hiệu gì khả quan. Mặc dù vậy, mình vẫn lạc quan và hy vọng mọi thứ sẽ ổn cho đến khi…
3.3. Giai đoạn 3 tháng mấu chốt ( Tháng 7 – tháng 9) – Bước Ngoặt
Giai đoạn tháng 7 thực sự là thử thách lớn với mình. Sau khi đã đăng đủ bài viết, mình tiến hành audit lại content, tối ưu onpage,… nhưng tất cả vẫn không có chuyển biến. Cả ba bộ từ khóa chính đều dậm chân tại chỗ, không đạt KPI mong muốn.
Lúc đấy mình mất phương hướng, không còn chút tự tin nào, và cũng không biết nên tiếp tục như thế nào? Giai đoạn này cực kỳ áp lực với mình vì đây là dự án khá lớn đối với công ty.
Cũng trong giai đoạn này, sếp mình (Vincent Đỗ) có training về Topical Authority. Mình không đặt quá nhiều kỳ vọng vào phương pháp này ban đầu, thậm chí lúc đó còn hoài nghi. Nhưng vì không còn cách nào khác, mình quyết định học và thử áp dụng.
Mình bắt tay vào audit 200 bài content SEO, đảm bảo liên tục sản xuất ra các content chất lượng – số lượng – nhanh chóng & tối ưu, chỉnh sửa từng bài viết (Micro content), tối ưu outline (Marco context), bổ sung FAQ để kết nối các cụm chủ đề với nhau và mình chỉnh từng bài, và suốt cả tháng 7, tháng 8, nửa đầu tháng 9, mình liên tục tối ưu và chỉnh sửa nhưng… “VẪN KHÔNG CÓ TÍN HIỆU”.
Tuy nhiên, đợtTháng 10/2023, Google tung ra Core Update về Content Helpful, lúc đấy mình thấy cơ hội nhờ bản update này thì mọi thứ sẽ cải thiện! Lí do mình có niềm tin lên là do thứ nhất Outline bài viết (Marco context) đã được mình tạo ra và sắp xếp ở mức logic cao, thứ 2 cách mình làm content chi tiết rất kĩ (tối ưu Micro context), mình để ý đến từng câu từng chữ của bài (hơn nhau ở câu từ), không biết lúc đấy lấy động lực đâu ra mà mình ngồi đọc từng điều luật, câu chữ :)).
Mình cũng bắt đầu sử dụng AI (GPT 3.5 – bản free) để hỗ trợ audit content, nhờ đó tiết kiệm được kha khá thời gian. Tuy nhiên, do sức người có hạn và vẫn phải chỉnh sửa thủ công nhiều nên mỗi tháng mình chỉ có thể xử lý khoảng 25-30 bài, và cần thêm thời gian để hoàn tất 200 bài.
Không dừng lại ở đó, sau mỗi lần audit xong, mình đều theo dõi sát sao tín hiệu xếp hạng từ khóa. Nếu không lên thì mình tiếp tục Audit đến mức 1 bài audit 3 4 lần có khi nhiều hơn thế :)) vì giai đoạn đấy mình vừa nghiên cứu về logic ranking và NLP (Natural Language Processing) của Google “mình thường dựa vào Feature Snippet để phân tích” vừa áp dụng vào dự án nên việc audit liên tục là cần thiết nên mình test đến khi nào có tín hiệu thì thôi :)). Mọi người tham khảo [HÌNH 2] [HÌNH 3] [HÌNH 4] nha.
Tóm lại, Macro trước Micro sau → tổng thể semantic network tốt → Performance tăng.
⇒ Kết quả được đền đáp bằng việc các keyword ở cả 3 bộ đã có tiến hiệu vào top 10 ( traffic thì vẫn thế). Vì target ưu tiên SHTT và GQTC trước nên ranking bộ DNĐT chưa vào top 10 nhiều. Mọi người xem thêm ảnh đính kèm bên dưới về tín hiệu ranking! [HÌNH 5] [HÌNH 6] [HÌNH 7]
3.4. Giai đoạn 3 tháng cuối ( Tháng 10 – Tháng 12) – Kết quả
Vì Click depth khá sâu ở các tầng blog nên team mình thảo luận và đưa ra action là đổi cấu trúc URL của các bài URL SEO. Khá liều lĩnh do đã có performance rồi nhưng team vẫn quyết định đổi với mục đích google có thể dễ dàng hiểu thông qua cấu trúc URL.
Khi bắt đầu vẽ Topical Map (bản đồ chủ đề), mình chỉ tập trung vào việc xây dựng các bài blog cho từng cụm chủ đề. Sau đó, mình ứng dụng Internal Link Semantic, tức là liên kết nội bộ dựa trên ngữ nghĩa của nội dung thay vì cách liên kết truyền thống.
Cách làm này khá đơn giản, chỉ cần đặt liên kết nội bộ tại những đoạn văn hoặc heading có ngữ cảnh phù hợp, không có gì quá phức tạp.
Bên cạnh đó, mình cũng research content strategy để hỗ trợ cho từng Topic. Mục tiêu chính là củng cố Semantic Content Network (mạng lưới ngữ nghĩa) của website. Cách tiếp cận này khá rõ ràng: mỗi Topic cần có nhiều bài viết chất lượng để kéo traffic, từ đó giúp website có performance tốt hơn.
⇒ Việc cộng hưởng từ việc audit content chất lượng, internal link ngữ cảnh, click depth thì sau đó dự án tăng trưởng đều theo thời gian.
4. Kết quả đạt được
SHTT: 53% top 3, 65% top 5, 88% top 10
GQTC: 51% top 3, 66% top 5, 85% top 10
DNĐT: 24% top 3, 37% top 5, 60% top 10
Traffic: ~ 100.000 traffic/ tháng
Lead tăng từ 0 – 98leads / tháng
5. Bài học, trải nghiệm
Content là “vua” nhưng nếu không nắm được logical content của google thì mãi là “thái tử” thôi ^^
“Audit content, audit technical” không bao giờ dư thừa. Audit content thì thẳng tay vào nhé!
Topical Authority chỉ là 1 phương pháp trong hàng trăm phương pháp thôi, mọi người có thể tham khảo hoặc bỏ qua cũng không sao. Nên đặt mình ở góc độ học hỏi hơn là hoài nghi ^^
AI hiện tại đang là công cụ đắc lực cho ae SEO nhưng đừng để nó thay thế nhé! Sự giám sát và điều chỉnh của con người vẫn là không thể thiếu
Luôn cập nhật kiến thức, học hỏi từ mọi nguồn vì SEO thay đổi như chong chóng, hôm nay biết rồi ngày mai có thể đã outdated.
Tóm lại, SEO là một cuộc chơi dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì, linh hoạt và không ngừng học hỏi. Hy vọng những chia sẻ của mình cho mọi người có thêm 1 góc nhìn nữa về SEO cũng như content. Chúc anh em luôn “mạnh khỏe, sống lâu” trong ngành SEO nhé!
P/s: Thành viên tham gia dự án:
SEO Lead Project: Huỳnh Hồ Khánh Duy (mình).
SEO Manager: Trần Vũ Phong.
Content Dự án: Nguyễn Thị Thơm & Nguyễn Minh Phương.